Nghề thổi thủy tinh được xem là một trong những ngành nghề thủ công truyền thống hiếm có vẫn còn được người dân tại làng nghề Thống Nhất, huyện Thường Tín – Hà Nội bảo tồn và duy trì đến tận ngày nay. Vậy nghề thổi thủy tinh này có gì đặc biệt? Hãy cùng Trung Thủy Tinh tìm hiểu về những đặc tính nổi bật của ngành nghề truyền thống này trong nội dung bài viết bên dưới nhé!
Nghề thổi thủy tinh là gì? Thợ thổi thủy tinh là gì?

Tại Việt Nam, từ những năm 1960 thì chúng ta đã biết cách làm ra những vật dụng đơn giản (như bóng đèn, chai lọ hay các món đồ trang trí cầu kỳ tùy theo yêu cầu cụ thể của khách hàng) bằng thủy tinh.
Ngành nghề sản xuất làm ra các món đồ thủy tinh qua các công đoạn thực hiện hoàn toàn bằng thủ công được gọi chung là Nghề thổi thủy tinh, và người thực hiện những công đoạn tạo hình cho sản phẩm được gọi là Thợ thổi thủy tinh.
Đặc điểm nổi bật của nghề thổi thủy tinh truyền thống
Để sản xuất ra một món sản phẩm như chai thủy tinh hoàn thiện thì những người thợ thổi thủy tinh phải trải qua quy trình bao gồm khá nhiều công đoạn khác nhau, từ việc lựa chọn nguyên liệu thủy tinh đến khâu uốn nắn tạo hình.
Thông thường, người ta sẽ sử dụng các mảnh thủy tinh vụn được lấy từ các món đồ bằng thủy tinh cũ để tái chế sản xuất lại bằng cách bỏ vào lò để nung nóng chảy.
Trước đó, các mảnh thủy tinh này phải đảm bảo đã trải qua công đoạn làm sạch để không còn bị bám bẩn thì mới đưa vào sử dụng được. Ngoài ra, người ta cũng cần phải phân loại và sắp xếp chúng dựa theo màu sắc (như mảnh thủy tinh màu xanh hay mảnh thủy tinh màu trắng).

Tùy theo yêu cầu cụ thể của từng khách hàng khi đặt mua sản phẩm mà quy trình sản xuất có thể được những người thợ sử dụng các phương cách tạo hình khác biệt nhau, như: Thổi, ép, kéo, cuốn…
Tuy nhiên, thổi thủy tinh vẫn là phương pháp gia công truyền thống phổ biến nhất của những người thợ trong làng nghề này, và nó đã được lưu truyền qua nhiều thế hệ ông cha cho đến tận bây giờ.
Có nhiều lúc tưởng chừng như ngành nghề này đã bị mai một, nhưng bằng sự quyết tâm mạnh mẽ, những người dân Thống Nhất đã “giữ lửa” nghề thổi thủy tinh chốn đô thành thành công, giúp duy trì và phát triển tinh hoa truyền thống của dân tộc Việt.
Cách tạo ra sản phẩm của những người thợ nghề thổi thủy tinh?
Để thành công trong việc tạo ra các sản phẩm thủy tinh theo yêu cầu, người thợ thổi thủy tinh truyền thống buộc phải làm việc liên tục bên chiếc bếp lò đã được nung nóng đến hơn 1000 độ C.
Sau khi nung nóng thủy tinh trên ngọn lửa đó đến độ “chín” và chuyển sang màu đỏ, những người thợ phải thật nhanh tay sử dụng một ống sắt để quết phần thủy tinh đã nóng chảy đó vào đầu ống rồi ra sức thổi cho chúng nở phình ra rồi tiến hành tạo hình.








.

Clip tham khảo cách tạo ra sản phẩm của những người thợ nghề thổi thủy tinh.
Công đoạn này tuyệt đối không được ngắt quãng giữa chừng, bởi vì thủy tinh vốn rất nhanh nguội nên nếu thổi tạo hình không kịp thì chúng sẽ bị méo mó và phải làm lại từ đầu, rất mất thời gian.
Trong suốt quá trình tạo hình, những người thợ thủy tinh phải tỉ mỉ để điều tiết hơi thở từng chút một sao cho thật khéo léo để phù hợp giúp tạo hình sản phẩm thủy tinh theo đường cong hoặc thẳng một cách hợp lý (tùy theo kiểu dáng của sản phẩm).
Tại làng nghề Thống Nhất này thì mỗi xưởng sản xuất theo kiểu hộ gia đình đều có những phương pháp bí quyết gia truyền riêng (từ khâu lựa chọn loại nguyên liệu tới khâu nung nóng và thổi thủy tinh) giúp tạo hình sản phẩm sao cho trông chúng thật tinh xảo, độc đáo, có độ trắng trong suốt hoàn hảo và đều đặn với nhau.
Đặc biệt, sản phẩm hoàn thiện còn phải đảm bảo về tính bền bỉ cùng độ an toàn tuyệt đối trong quá trình sử dụng nữa.
Ngoài việc luôn phải chịu đựng sức nóng hơn 1000 độ C từ ngọn lửa của lò nung thì vào những ngày hè (thường có nhiệt độ khoảng 37 độ C ngoài trời), những người thợ thổi thủy tinh còn phải làm việc liên tục trong môi trường nhiệt độ phòng tận trên 40 độ C. Sức chịu đựng của họ thật sự đáng nể, đúng không nào?
Nghề thổi thủy tinh xưa và nay

Ống nghiệm, bóng đèn và chai lọ thủy tinh là những dòng sản phẩm chủ yếu hiện nay của người dân làng nghề thổi thủy tinh. Nguồn ảnh: Internet.
Trải qua một khoảng thời gian dài khó khăn để thích ứng với tốc độ phát triển của xã hội cùng những yêu cầu ngày càng cao từ thị trường hiện nay khiến cho số lượng các hộ làm nghề thổi thủy tinh truyền thống cũng bị thu hẹp ít nhiều.
Đối với những người thợ truyền thống này thì nghề thổi thủy tinh từ lâu đã như trở thành một phần máu thịt của mình. Tuy rằng hiện tại, nguồn thu nhập từ nghề này đã không còn được cao như trước nhưng họ vẫn chấp nhận sinh sống bằng cách tiếp tục gắn bó với nó.
Do đó, nhiều người thợ thổi thủy tinh hiện tại không chỉ sản xuất mỗi đồ dùng thủy tinh như trước mà họ còn tìm tòi nghiên cứu để làm ra đủ loại thiết bị cùng vật dụng y tế bằng thủy tinh khác nhau, giúp mang lại hiệu quả kinh tế tốt hơn trước cho bản thân và gia đình.
Bởi vì một phần họ vẫn muốn bảo tồn truyền thống kỷ niệm của gia tộc, và một phần cũng muốn lưu giữ văn hóa làng nghề hiếm có giữa chốn phồn hoa đô hội thời hiện đại. Nhờ vậy nên nghề thổi thủy tinh truyền thống của làng Thống Nhất vẫn còn được bảo tồn và duy trì đến tận ngày hôm nay.
Hy vọng thông qua những nội dung trong bài viết bên trên của Trung Thủy Tinh sẽ giúp cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích về ngành nghề thổi thủy tinh truyền thống độc đáo này của nước ta!
Nếu quý khách hàng có nhu cầu cần tìm mua các sản phẩm bằng thủy tinh với chất lượng cùng mức giá rẻ thì hãy liên hệ ngay cho Trung Thủy Tinh nhé! Rất hân hạnh được phục vụ tất cả các quý khách hàng!
Có thể bạn thích: