Cùng tìm hiểu về tiêu chuẩn chất lượng chai thủy tinh chính là Tiêu chuẩn quốc gia Việt Nam TCVN 1838:1976 về các loại bao bì bằng thủy tinh hay chai lọ đựng thuốc uống!

Để xác định chính xác một sản phẩm chai thủy tinh liệu có thực sự đạt chuẩn chất lượng như lời quảng cáo hay không thì cách tốt nhất chính là chúng ta hãy xác định dựa trên những quy định theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1838:1976 về Bao bì bằng thuỷ tinh – Chai lọ đựng thuốc uống. Cùng Trung Thủy Tinh điểm qua những tiêu chuẩn chất lượng chai thủy tinh trong nội dung bài viết ngay sau đây nhé!

Tiêu chuẩn chất lượng chai thủy tinh
Tiêu chuẩn chất lượng chai thủy tinh.

Tiêu chuẩn chất lượng chai thủy tinh của nhà nước – TCVN 1838 – 76

Tiêu chuẩn chất lượng chai thủy tinh của nhà nước - TCVN 1838 - 76.
Tiêu chuẩn chất lượng chai thủy tinh của nhà nước – TCVN 1838 – 76.

Đây là tiêu chuẩn được áp dụng để kiểm định và đánh giá chất lượng các loại bao bì bằng thủy tinh, bao gồm cả các loại chai lọ thủy tinh được sản xuất theo phương pháp cơ khí và bán cơ khí.

Những sản phẩm này chuyên được dùng để đựng các loại dược phẩm dạng viên lẫn dạng nước, và được sản xuất bởi các xí nghiệp dược phẩm cùng các bệnh viện chức năng.

Tiêu chuẩn này được chính thức áp dụng đối với tất cả các xí nghiệp quốc doanh, và được khuyến khích doanh nghiệp áp dụng cho các xí nghiệp địa phương lẫn cá hợp tác xã.

1. Yêu cầu kỹ thuật

Yêu cầu kỹ thuật sản xuất chai lọ thủy tinh.
Yêu cầu kỹ thuật sản xuất chai lọ thủy tinh.

1.1. Quy định về độ trong suốt và màu sắc của chai thủy tinh

Chất liệu thủy tinh được sử dụng để sản xuất các loại chai lọ phải nhìn xuyên thấu được. Bởi như vậy mới giúp người dùng nhìn thấy được các loại thuốc được đựng bên trong chai.

Được phép sản xuất các loại chai lọ thủy tinh trong suốt không màu, màu nửa trắng (đục) và màu nâu. Trong đó:

  • Đối với những loại chai lọ thủy tinh trong suốt không màu thì cho phép được có ánh màu vàng nhạt hoặc hồng nhạt.
  • Đối với những loại chai lọ thủy tinh nửa trắng cho phép có ánh màu xanh lá cây nhạt hoặc xanh da trời nhạt.
  • Đối với những loại chai lọ thủy tinh màu nâu cho phép tông nâu có độ đậm nhạt khác nhau, nhưng không được cho phép có sự khác biệt về tông màu trên cùng một sản phẩm chai lọ (Nếu như sắc độ khác nhau đó của màu sắc không phải do độ dày mỏng của thành chai tạo nên).

Lưu ý: Những trường hợp cho phép sai lệch về màu sắc của chai lọ thủy tinh khi sản xuất không được vượt quá mức độ của những thỏa thuận giữa bên sản xuất phân phối và khách đặt hàng.

1.2. Những khuyết tật trên chai thủy tinh không được cho phép

  • Nhiều bọt hở và bọt này có đường kính lớn hơn loại bọt được nêu trong điều 1.3.
  • Những sa thạch làm ảnh hưởng xấu đến độ bền của chai lọ.
  • Những vết rạn nứt có thể nhìn thấy xuyên thấu chiều dày trên phần thành và đáy của chai lọ thủy tinh.

1.3. Những khuyết tật trên chai thủy tinh được cho phép

Tuy vậy nhưng những khuyết tật của các loại chai lọ thủy tinh trong quá trình sản xuất chỉ được chấp nhận bỏ qua khi không vượt quá các chỉ tiêu trong bảng 1. Cụ thể:

NHỮNG QUY ĐỊNH KHI SẢN XUẤT CHAI THỦY TINH – BẢNG 1

Tên loại khuyết tậtLoại chai lọ thủy tinh
Chai lọ thủy tinh được sản xuất theo phương pháp cơ khí có mức dung tíchChai lọ thủy tinh được sản xuất theo phương pháp nửa cơ khí có mức dung tích
£ 250 ml> 250 – 500 ml£ 250 ml> 250 – 500 ml
1. BọtBọt tròn có đường kính nhỏ hơn hoặc bằng 4 mm, hoặc bọt dài có đường kính lớn nhất nhỏ hơn hoặc bằng 6 mm3446
Bọt có đường kính nhỏ hơn hoặc bằng 1 mm nằm rải rác trên thành chai.Bọt bên trong chai không được vỡ khi dùng một thanh thép có đường kính 3mm và dài khoảng 350mm được uốn cong rồi ấn lên các bọt khí ấy.
2. Sa thạch– Sa thạch có đường kính nhỏ hơn hoặc bằng 2mm, xung quanh chúng không có vết rạn nứt để tránh làm vỡ bể các loại chai lọ khi chẳng may có va chạm nhẹ.                2     2
– Sa thạch có đường kính nhỏ hơn hoặc bằng 1mm.3435
3. Một vài vết rạn nhỏ lăn tăn trên bề mặt chai lọ nếu chúng không ảnh hưởng đến độ bền và độ kín khít của các loại chai lọ thủy tinh.
4. Những đường vân không ảnh hưởng đến độ bền của chai lọ.

1.4. Quy định về mặt ngoài của các loại chai thủy tinh

Mặt ngoài của các loại chai lọ thủy tinh cần phải nhẵn mịn, cho phép tồn tại một số nếp nhăn, vết kéo nhỏ hoặc gờ nối khuôn nhưng không được cao vượt quá 1mm và không được có các gờ sắc cạnh để tránh làm xây xác hay bị thương người sử dụng.

1.5. Quy định về mặt trong của các loại chai thủy tinh

Mặt bên trong của các loại chai lọ thủy tinh được phép tồn tại những gợn sóng nhỏ nếu chúng không đáng kể.

1.6. Quy định về miệng chai của các loại chai thủy tinh

Miệng chai của các loại chai thủy tinh phải nhẵn nhụi, không được sắc cạnh và cho phép có những gờ nổi với kích thước:

  • 0.3mm đối với các loại chai thủy tinh sản xuất bằng phương pháp cơ khí.
  • 0.5mm đối với các loại chai thủy tinh sản xuất bằng phương pháp nửa cơ khí.

1.7. Quy định về hình dáng của các loại chai thủy tinh

Các loại chai lọ thủy tinh đại chuẩn chất lượng phải có hình dáng thiết kế cân xứng và phải đứng vững được trên bề mặt mặt phẳng nằm ngang.

1.8. Quy định về độ ô van của các loại chai thủy tinh

Mức độ ô van trên phần thân của các loại chai lọ thủy tinh không được lớn hơn 3% so với đường kính của chai.

1.9. Quy định về trục thẳng đứng của các loại chai thủy tinh

Trục thẳng đứng của các loại chai lọ thủy tinh phải vuông góc với mặt đáy. Mức độ sai lệch giữa trục của chai lọ và trục thẳng đứng được cho phép trong hạn mức chi tiết như sau:

  • Đối với chai thủy tinh cao 200mm: Mức sai lệch được cho phép tối đa 2mm.
  • Đối với chai thủy tinh cao 200 – 300mm: Mức sai lệch được cho phép tối đa 3mm.
  • Đối với chai thủy tinh cao trên 300mm: Mức sai lệch được cho phép tối đa 4mm.

1.10. Quy định về thành và đáy của các loại chai thủy tinh

Thành và đáy chai lọ phải có độ dày tương đối đều đặn thì mới được. Và mức độ sai số giữa độ dày của thành và đáy không được dao độc vượt quá mức được nêu trong Bảng 2. 

Mức dung tích của chai lọ thủy tinhKhoảng dao động giữa độ dày (mm)
 Thành chai lọĐáy chai lọ
1. Nhỏ hơn hoặc bằng 250 ml1,5 – 32 – 7
2. Lớn hơn 250 – 500 ml2 – 43 – 8

1.11. Quy định về vấn đề ủ của chai thủy tinh

Các loại chai lọ thủy tinh phải được ủ tốt và được kiểm tra chất lượng quá trình ủ bằng kính soi phân cực. Trong thị trường của kính soi phân cực bản nhạy với bước sóng 1 phải có màu sắc tương ứng với hiệu số đường đi theo quy định trong Bảng 3.

Bảng 3

Màu sắcHiệu số đường đi (nm/cm)
Tím đỏ0
Đỏ25
Xanh da trời115
  • Theo quy định trong thị trường kính soi phân cực thì cho phép tồn tại sự phối hợp màu sắc giữa màu đỏ với màu đỏ da cam, màu xanh nhạt hoặc màu tím với điều kiện không được có đường ranh giới màu rõ rệt.

Và lượng ứng xuất còn lại tính theo hiệu số đường đi của ánh sáng xuyên qua không lớn hơn 10nm/cm.

  • Tuy nhiên, thị trường của kính soi phân cực không cho phép có mặt màu da cam, màu trắng hay màu xanh lá cây lẫn sự phối hợp giữa các màu sắc đó với nhau.

1.12. Quy định về độ bền hóa học của chai thủy tinh

Vì mục đích sử dụng của các loại chai lọ thủy tinh này là để đựng thuốc uống, do đó cần phải có độ bền hóa học nhất định để vừa giúp bảo quản tốt thuốc và vừa không bị ảnh hưởng từ các tác động hóa học của thuốc gây phá hủy bề mặt của các loại chai lọ. Cụ thể:

  • Đối với những loại chai lọ chuyên đựng thuốc dạng viên: Tối thiểu phải có độ bền nước cấp 4 theo TCVN 1049 – 71.
  • Đối với những loại chai lọ chuyên đựng thuốc dạng nước: Tối thiểu phải có độ bền nước từ cấp 3 đến cấp 4 (tùy thuộc vào yêu cầu của loại thuốc đựng bên trong) theo TCVN 1049 – 71.

Lưu ý: Đối với các loại chai lọ thủy tinh chuyên dùng để đựng các loại thuốc đặc biệt và được yêu cầu có độ bền nước cao hơn các mức độ bên trên thì được phép đưa ra quy định cụ thể dựa theo sự thỏa thuận giữa các bên hữu quan (tùy trường hợp thực tế).

2. Yêu cầu phương pháp thử

Các phương pháp thử để xác định chất lượng chai lọ thủy tinh.
Các phương pháp thử để xác định chất lượng chai lọ thủy tinh.

2.1. Lấy mẫu thử

  1. Chất lượng của chai lọ thủy tinh sẽ được xác định thông qua việc phân tích mẫu trung bình được lấy từ mỗi lô hàng hóa.
  2. Lô hàng là lượng chai lọ thủy tinh được sản xuất tại cùng một nhà máy và được đóng gói trong cùng một loại bao bì. Tất cả những sản phẩm trong lô hàng đều có cùng một tờ giấy chứng nhận chất lượng và giao nhận cùng một lúc. Số lượng chai lọ của mỗi lô hàng được quy định dựa theo thỏa thuận giữa đôi bên hữu quan.
  3. Việc lấy mẫu sẽ được lấy từ các vị trí khác nhau của lô hàng, và chỉ lấy khoảng 1% số lượng chai lọ của lô hàng đó để dùng làm mẫu thử (Thông thường sẽ có khoảng 10% số bao bì thủy tinh trong lô hàng được lấy ra để làm mẫu thử).
  4. Dựa trên cơ sở các mẫu thử đã lấy thì kết quả kiểm tra sẽ giúp xác định tỉ lệ phần trăm số lượng chai lọ không đạt tiêu chuẩn của lô hàng đó. Trong trường hợp một lô hàng có số lượng mẫu thử không đạt tiêu chuẩn là một chỉ tiêu (quá thấp so với quy định), thì sau đó cần phải tiến hành kiểm tra lại với số lượng mẫu thử gấp đôi.
  5. Số lượng mẫu chai lọ thủy tinh cần sử dụng để thử mẫu theo mục đích:
    1. Xác định chất lượng thủy tinh và chất lượng gia công sản phẩm: 100% số mẫu.
    2. Xác định kích thước dung tích cơ bản và khối lượng sản phẩm: 50% số mẫu.
    3. Xác định lượng ứng xuất còn lại của sản phẩm: 40% số mẫu.
    4. Xác định độ bền nước: 10% số mẫu.
  6. Lô hàng được xác nhận đạt tiêu chuẩn nếu thỏa mãn các điều kiện sau đây:
    1. Mẫu thử được dùng để kiểm tra có chất lượng thủy tinh, chất lượng gia công, dung tích và khối lượng không bị chênh lệch 92% (đối với các loại chai lọ thủy tinh sản xuất cơ khí) và 90% (đối với các loại chai lọ thủy tinh sản xuất nửa cơ khí) dựa theo các quy định của điều 1.1 => 1.10. 
    2. Mẫu thử được dùng để kiểm tra có độ ứng xuất còn lại không ít hơn 90% (đối với các loại mẫu thử chai lọ thủy tinh của tiêu chuẩn này)  dựa theo các quy định của điều 1.11.
    3. Mẫu thử được dùng để kiểm tra có độ bền nước không ít hơn 100% (đối với các loại mẫu thử chai lọ thủy tinh của tiêu chuẩn này) dựa theo các quy định của điều 1.12.

2.2. Phương pháp thử

  1. Màu sắc, chất lượng thủy tinh, chất lượng gia công của chai lọ thủy tinh: Được xác định bằng mắt thường.
  2. Hình dạng, kích thước cơ bản của chai lọ thủy tinh (gồm chiều cao đường kính thân và kích thước cổ chai): Được xác định bằng calip hoặc các dụng cụ đo chuyên dụng khác bằng kim loại.
  3. Độ ô van của chai lọ thủy tinh: Được xác định bằng tỉ lệ phần trăm của hiệu số đường kính nhỏ với đường kính lớn.
  4. Dung tích toàn phần của chai lọ thủy tinh: Được xác định bằng cách tính thể tích lượng nước đựng trong chai ở điều kiện 20 độ C, tính bằng đơn vị ml.
  5. Khối lượng của chai lọ thủy tinh: Được xác định bằng cách cân một lần 50 sản phẩm rồi chia ra.
  6. Độ bền nước theo thời gian của chai lọ thủy tinh: Được xác định theo TCVN 1070 – 71.
  7. Chất lượng ủ của chai lọ thủy tinh: Được xác định bằng kính soi phân cực. Khi tiến hành kiểm tra, chúng ta sẽ đặt chai lọ trước kính phân tích và xoay 360 độ của chai một cách từ từ theo hướng mặt phẳng vuông góc với hướng của tia sáng phân cực cho đến khi màu sắc xuất hiện rõ nhất. Màu sắc của sản phẩm phải đảm bảo đạt được quy định theo tiêu chuẩn của điều 1.11.

3. Yêu cầu bao bì gói hàng, nhãn hàng, vận chuyển và bảo quản

Bao bì gói hàng, nhãn hàng, vận chuyển và bảo quản các loại chai lọ thủy tinh.
Bao bì gói hàng, nhãn hàng, vận chuyển và bảo quản các loại chai lọ thủy tinh.

3.1. Phiếu chứng nhận chất lượng

Mỗi lô hàng sản phẩm đều cần phải có phiếu chứng nhận chất lượng phù hợp theo yêu cầu kỹ thuật, bao bì gói hàng và nhãn hàng đạt chuẩn. Nội dung trên phiếu cần có:

  • Tên cơ quan chủ quản.
  • Địa chỉ của cơ sở sản xuất.
  • Tên sản phẩm.
  • Ngày xuất xưởng.
  • Số chai lọ và dấu hiệu của lô hàng.
  • Số hiệu của tiêu chuẩn này.
  • Kết quả thử mẫu.
  • Ngày cấp giấy giao nhận.

3.2. Đóng gói thành phẩm

Chai lọ thủy tinh sau khi xuất xưởng với cùng một mức dung tích sẽ được đóng gói vào cùng một loại bao bì hoặc lồ với số lượng mỗi thành phẩm đều bằng nhau. Trên mỗi bao hay lồ đều phải kèm theo phiếu đóng gói và trên phiếu phải ghi rõ: Số lượng chai lọ thủy tinh chứa bên trong, ngày sản xuất và người chịu trách nhiệm đóng gói.

3.3. Sắp xếp sản phẩm

Các loại chai lọ đi đóng gói cần xếp thật chặt và đồng thời phải lắc để dồn chặt sản phẩm lại thành một khối rồi mới buộc túm chặt ở 4 góc lại để khâu kín.

3.4. Lót khi đóng gói

Khi đóng gói các loại chai lọ cần phải lót thêm chén rơm và phải có nắp đậy để buộc cho thật chặt.

3.5. Vận chuyển

Mọi quy định về khâu vận chuyển thành phẩm chai lọ thủy tinh sẽ do thỏa thuận giữa bên sản xuất và bên tiêu thụ hàng hóa để giảm tối đa tỉ lệ nứt vỡ trong quá trình vận chuyển. 

3.6. Thao tác bốc hàng

Khi bốc xếp các loại hàng hóa chai lọ thủy tinh thì cần phải thao tác sao cho thật nhẹ nhàng cẩn thận.

3.7. Khu vực bảo quản

Các loại chai lọ thủy tinh cần phải được bảo quản ở những nơi khô ráo và có che chắn để tránh mưa nắng. Trường hợp thiếu kho chứa thì có thể để ở ngoài trời tạm thời nhưng không được phép để tại đó quá 2 tháng kể từ lúc xếp hàng.

Chai lọ chưa qua sử dụng có thể xếp thành lớp trên nền kho hàng, và chiều cao tối đa của mỗi lớp không được quá 1.5m.

Nếu có nhu cầu tìm mua các loại Chai thủy tinh đựng thực phẩm với chất lượng cùng mức giá rẻ nhất tại HCM thì các bạn hãy liên hệ ngay với Trung Thủy tinh để được phục vụ tận tình nhé! Cảm ơn vì đã theo dõi bài viết của chúng tôi!

Đánh giá ngay

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Mr Trung: 0906821272